Giờ làm việc: Sáng 08h00 - 12h00; Chiều 13h30 - 17h30
Phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đã nghỉ hưu
Phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đã nghỉ hưu

Phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đã nghỉ hưu

28/05/2016
Khoản trợ cấp nêu trên được tính theo công thức: Lương hưu hằng tháng nhân 10% nhân số năm được tính trợ cấp. Trong đó, lương hưu hằng tháng là mức lương hưu đang hưởng tại thời điểm quyết định này có hiệu lực. Số năm được tính trợ cấp là tổng thời gian trực tiếp giảng dạy đã được tính để hưởng chế độ hưu trí.
 
Ngày 15/10, GS Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết: Sau khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định, Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã gửi công văn đến các địa phương có cơ sở của hội đề nghị cho ý kiến. Tuy nhiên, đã không còn ý kiến phẩn đối từ phía cơ sở, đa số đề đã chấp nhận mức trợ cấp này.
 
Trước đó, Hội Cựu giáo chức Việt Nam từng nhiều lần đưa ra các phương án giải quyết phụ cấp thâm niên cho khoảng 190.000 nhà giáo nghỉ hưu từ tháng 1/1994 đến tháng 5/2011 chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu.
 
Trong lần đầu tiên, hội đưa ra 3 phương án: Đề nghị được hưởng phụ cấp thâm niên như giáo viên đương chức, mức phụ cấp 30% (tương đương 30 năm công tác); Thực hiện chế độ trợ cấp như Nghị quyết 21, bình quân mỗi giáo viên nhận 45 triệu đồng, nếu ngân sách nhà nước khó khăn thì có thể chi trả trong 3 năm; Hoặc nếu mỗi năm công tác, giáo viên được nhận 1/3 tháng lương, bình quân mỗi người nhận 30 triệu đồng, có thể chi trả trong 3 năm.
 
“Đáp lại” các phương án này, tháng 10/2012, Bộ GD-ĐT đưa ra phương án trợ cấp một lần từ 2 triệu đến 3,5 triệu đồng/ người. Phương án quá “bèo bọt” này bị xem là sự xúc phạm đối với các nhà giáo nghỉ hưu.
 
Lý giải, Bộ GD-ĐT cho rằng nếu thực hiện \"hồi tố\" chế độ phụ cấp thâm niên theo mức tương ứng như quy định tại Nghị định 54/2010/NĐ-CP (sau 5 năm được hưởng 5% và mỗi năm tiếp đó hưởng thêm 1%) thì kinh phí phải chi trả sẽ rất lớn (khoảng 1.600 tỉ đồng/ năm), vượt quá khả năng ngân sách nhà nước.
 
Trước quan điểm của Bộ GD-ĐT, tháng 3/2013, Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã nhất trí rút tỉ lệ tính trợ cấp còn 20% thay vì 25%.
 
\"Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT tiếp tục đề nghị giảm xuống 15% với lý do kinh tế khó khăn. Chúng tôi đã chia sẻ và đồng ý với phương án này. Theo tôi biết, văn bản được các bộ thống nhất là 15% nhưng cuối cùng, Bộ GD-ĐT lại trình lên Thủ tướng ở mức 10%\".
 
GS Phạm Minh Hạc cho biết Hội Cựu giáo chức không kiến nghị nữa, và dù mức phụ cấp được hưởng rất ít, nhưng các nhà giáo hưu trí cũng xem đây là một sự động viên của Nhà nước.
 
Một nhà giáo sau 30 năm công tác có mức lương hưu khoảng 6 triệu đồng, nếu về hưu từ tháng 1/1994 đến tháng 5/2011 thì nay sẽ chỉ được nhận một lần khoảng 20 triệu đồng (6 triệu đồng x 10% x 30 năm công tác).

TIN TỨC LIÊN QUAN

Lối đi chung và lối đi qua có điểm gì khác nhau?
29/07/2024
1. Khái niệm về lối đi chung và lối đi qua a) Khái niệm về lối đi chung Hiện nay, pháp luật không quy định hay giải thích thế nào là lối đi chung, nhưng lối đi chung có thể được hiểu là phần diện tích đất được cắt ra để các chủ sử dụng đất sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng. Khái niệm này đã tự hình thành từ ba cách hiểu phổ biến sau: